Địa chỉ: Tòa nhà 124 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

Hotline/Zalo trợ lý: 0943311873

Tâm linh

Cúng Tết thanh minh 2024 cần chuẩn bị những gì để đúng Phong thủy ?

Tết Thanh Minh là ngày lễ lâu đời tại Việt nam, Tử vi Hiện đại xin chia sẻ những thông tin cần thiết từ chuyên gia phong thủy Huy Quang thuộc hệ thống Huyền Học Việt Nam tư vấn để quý vị chuẩn bị tốt nhất cho dịp tết thanh minh 2024:

1. Tết Thanh Minh năm Giáp Thìn 2024 vào ngày nào ?

Nước ta là một nước có nền văn hóa lâu đời vì thế Tết Thanh minh cũng là một tết lâu đời, là dịp để mọi người bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những bậc tiền nhân. Điều đó thể hiện qua hành động quay về cội nguồn, dù có xa xôi cũng sẽ quây quần cùng cả gia đình về quê quán để chăm sóc và tưởng nhớ mộ phần tổ tiên nhằm giữ đạo lý 'uống nước nhớ nguồn'.

Theo quy ước, một năm có 24 tiết khí, tiết Thanh minh là tiết khí thứ 5. Năm 2024, Tiết Thanh minh bắt đầu từ ngày 4/4 đến hết ngày 19/4 Dương lịch năm 2024

Tết Thanh Minh năm Giáp Thìn 2024 vào ngày nào ?

Tết Thanh Minh năm Giáp Thìn 2024 vào ngày nào ?

Giải nghĩa về từ "Thanh Minh" có thể hiểu như sau: “thanh” là khí trong, còn “minh” là sáng sủa, ghép lại thành từ mang nghĩa trời mát mẻ, quang đãng. Do đó, đây chính là ý nghĩa của tết Thanh Minh và cũng là thời điểm tốt để những người con xa quê sắp xếp về tảo mộ tổ tiên, bày tỏ lòng thành kính và sự hiếu thuận của mình.

2. Cần chuẩn bị mâm cỗ thế nào trong Tết Thanh Minh

Những ngày đầu tiên trong tiết Thanh minh được gọi là ngày Tết Thanh minh. Trong ngày này, gia đình thường làm mâm cúng dâng lên bàn thờ gia tiên và đi tảo mộ. Do đó ngày Tết Thanh minh thường có 2 phần lễ cần chuẩn bị là mâm cúng trong nhà và mâm cúng tại mộ.

Cần chuẩn bị mâm cỗ thế nào trong Tết Thanh Minh

Cần chuẩn bị mâm cỗ thế nào trong Tết Thanh Minh

a. Cúng tại nhà

Với mâm cơm cúng Tết Thanh minh không cần quá cầu kỳ, mâm cao cỗ đầy mà tùy vào điều kiện của mỗi gia đình hoặc phong tục tập quán của mỗi địa phương mà sắm sửa cho phù hợp, quan trọng là lòng thành của con cháu hướng tới tổ tiên.

Gồm có: 

  • Hương đèn, thường là 3 nén nhang và một cặp nến hoặc đèn cầy.
  • Trầu cau Rượu thịt: Có thể là chân giò, gà luộc hoặc một khoanh giò nạc độ vài lạng
  • Hoa quả: Tùy vào mùa và điều kiện kinh tế
  • Xôi chè, bỏng
  • Gạo muối
  • Chai nước

Nếu vì điều kiện mà những gia đình không chuẩn bị được cúng tết Thanh minh thì gia chủ có thể thắp hương với trái cây tươi, trà, một ít bánh, kẹo để tỏ lòng biết ơn tới ông cha, âu cũng là lòng thành gửi gắm.

b. Cúng tại mộ

Với m âm lễ cúng Tết Thanh minh ở phần mộ tổ tiên có thể là lễ chay hoặc lễ mặn tùy từng điều kiện và truyền thống của mỗi gia đình. Các lễ vật có thể gồm:

  • Tiền vàng
  • Hoa quả và trầu cau, tương tự như mâm cúng trong nhà
  • Nước sạch và rượu trắng
  • Nhang đèn
  • Đồ cúng chay hoặc mặn: Bao gồm thịt luộc, chân giò, gà luộc nguyên con hoặc khoanh giò.
  • Tam sên: Bao gồm thịt (heo, bò, gà...), tôm (hoặc cua) và trứng (gà hoặc vịt) nếu gia chủ mong muốn.

3. Lưu ý khi cúng lễ tết Thanh Minh

Để dịp lễ tết Thanh Minh được trọn vẹn, quý vị cần lưu ý những điểm sau:

  • Nếu trên mộ hay ban thờ có nhiều bát hương thì bát nào cũng phải thắp hương, còn lễ vật đặt trên bàn có thể chung. Cần sắp lễ vật gọn gàng, đựng các lễ vật bằng đĩa, khi bày trên mặt đất cần lót chiếu hoặc khăn và để tại nơi bằng phẳng trước khi thực hiện nghi lễ cúng.
  • Lúc cúng xong, cần đợi hương cháy khoảng 2/3 thì lễ tạ, hóa vàng và xin lộc về nhà để làm lễ gia thần và gia tiên ở nhà. Bài cúng nếu được viết ra giấy thì đọc xong cũng đem hóa.
  • Có thể cầm theo xẻng, cuốc ra nghĩa trang để đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, nhổ bỏ cỏ dại và lau dọn mộ phần sạch thoáng, tránh tình trạng rắn, chuột đào hang, làm tổ hay thu hút động vật đến phá, quấy rối, xâm phạm tới linh hồn người đã khuất.
  • Không lớn tiếng, ồn ào, cho dù đã lễ xong, nếu chưa rời khỏi đó, cũng không được ầm ĩ.
  • Tránh giẫm lên phần mộ của người khác, điều này là bất kính với người đã khuất.
  • Phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt hoặc có, người bị phong hàn thấp khớp thì không đi tảo mộ để tránh nhiễm khí lạnh, năng lượng âm.
  • Nên hạn chế chụp ảnh tại đây.
  • Trước khi tu sửa dọn dẹp mộ phần, nên thắp hương khấn gia tiên để xin phép.
  • Không bàn tán chỉ trỏ vào mộ người khác mà cần bày tỏ sự tôn trọng với người đã mất.

Với những điều trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng: ngoài việc tảo mộ và cúng bái, ngày Tết Thanh minh cũng là dịp để nhắc nhở về những giá trị đạo đức, lòng biết ơn và tình cảm gia đình. Qua đó, để mỗi người thấu hiểu và đề cao ý nghĩa sâu sắc của cuộc sống.

4. Văn khấn tết Thanh Minh 2024 chuẩn nhất

Tử vi hiện đại xin chia sẻ bài văn khấn Tết Thanh minh ngoài mộ và tại nhà chuẩn nhất, giúp các gia đình an tâm khi thực hiện lễ cúng theo đúng Phong Thủy năm 2024

Văn khấn tết Thanh Minh 2024 chuẩn nhất

Văn khấn tết Thanh Minh 2024 chuẩn nhất

a. Bài văn khấn tết Thanh minh ngoài mộ

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy hoàng thiên hậu thổ, chư vị tôn thần.

Con kính lạy các ngài thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Hôm nay là ngày...

Tín chủ chúng con là: (tên người khấn).

Ngụ tại: (địa chỉ của nhà tín chủ).

Nhân tết Thanh minh, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương kính dâng trước án, kính mời chư vị tôn thần lai lâm chiếu giám.

Gia đình chúng con có ngôi mộ của: (cha, ông hay cụ tam đại, tứ đại theo vai của người dưới mộ so với tín chủ), táng tại xứ này, nay muốn sửa sang xây đắp.

Vì vậy chúng con xin kính cáo các đấng thần linh, thổ công, thổ phủ, long mạch, tiền chu tước, hậu huyền vũ, tả thanh long, hữu bạch hổ và chư vị tôn thần cai quản trong khu vực này.

Chúng con kính mời các vị chư thần về đây chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho vong linh được an nhàn yên ổn, siêu thoát.

Cúi xin các vị phù hộ độ trì cho tín chủ chúng con toàn gia mạnh khỏe an bình, bốn mùa không tật ách, tám tiết hưởng thái bình.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Tết Thanh minh là dịp để con cháu tỏ lòng thành kính tới các bậc tiền nhân.

b. Bài văn khấn tết Thanh minh tại nhà

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con lạy gia tiên tiền tổ, họ hàng nội ngoại hai bên gia tộc họ…

Con lạy bà tổ cô ông mãnh, ông bà, cô bé Đỏ, cậu bé Đỏ tại gia

Hôm nay là ngày... tháng... năm...

Nay con giữ việc phụng thờ tên là..., tuổi…, sinh tại xã..., huyện..., tỉnh... cùng toàn gia, trước bàn thờ gia tiên cúi đầu bái lễ.

Kính mời Thổ công Táo quân đồng lai cách cảm.

Kính dâng lễ bạc: Trầu rượu, trà nước, vàng hương, hoa quả cùng phẩm vật lòng thành nhân dịp tiết Thanh minh, kính mời hương hồn nội ngoại tổ tiên, kỵ, cụ, ông bà, cha mẹ, cô dì chú bác, anh chị em chứng giám và hưởng lễ.

Con thành tâm thành kính cúi xin gia tiên tiền tổ, bà tổ cô ông mãnh, ông bà… phù hộ độ trì, đề tâm xếp nếp, vuốt ve che chở cho đại gia đình con bình an, thịnh vượng, ba tháng mùa hè chín tháng mùa đông đều mát mẻ, tốt tươi. Điều lành mang lại, điều dữ mang đi cho công việc của gia đình con đều thuận buồm xuôi gió, gặp nhiều may mắn.

Chúng con kính dâng lễ bạc tâm thành, cúi xin gia tiên chứng minh chứng giám cho lòng thành của toàn thể gia quyến.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

( Thông tin trên được tham khảo từ bài văn khấn Âm phần long mạch theo sách Văn khấn cổ truyền của Đại đức Thích Thanh Tâm, NXB Thời Đại.)

Như vậy, qua bài viết trên, Tử vi hiện đại đã giúp bạn hiểu rõ về lễ cúng Thanh minh và cách cúng tết Thanh minh theo đúng phong tục tập quán nước ta. Chúng tôi xin chúc bạn và gia đình có một ngày lễ ý nghĩa quây quần bên nhau!

Thông tin cập nhật đầy đủ tại Fanpage: Tử Vi Hiện Đại

Văn phòng: Toà nhà 124 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội.

Email: tuvihiendai.cskh@gmail.com

(Anlee tổng hợp từ các nguồn )

Các tin khác