Địa chỉ: Tòa nhà 124 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

Hotline/Zalo trợ lý: 0943311873

Tâm linh

Vì sao dân gian gọi tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn?

Dân gian Việt Nam quan niệm, tháng 7 Âm lịch là tháng cô hồn mang đến những vận xui rủi,  người dân vẫn truyền miệng nhau rắng tháng 7 âm lịch sẽ có nhiều bất an trong cuộc sống. Vậy Vì sao dân gian gọi tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn lại có quan niệm và những lo lắng này, ý nghĩa của tháng cô hồn là gì?

Vì sao dân gian gọi tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn?

1. Tháng cô hồn là gì?

Tháng cô hồn là tháng 7 âm lịch hằng năm bắt đầu từ ngày 1/7 đến hết tháng 7 âm lịch. Và trong năm 2023 tháng cô hồn sẽ kéo dài từ ngày 16/8 (tức 1/7 âm lịch) đến hết ngày 14/9  (tức 30/7 âm lịch) dương lịch.

Tuy nhiên, theo quan niệm xưa thì sau ngày 15 các cô hồn không còn nhiều nữa do Diêm vương đã cho đóng cửa Quỷ Môn Quan vào 12g00 ngày 14/7 Âm lịch.

Lễ cúng thường diễn ra vào buổi chiều tối. Vì người ta tin rằng các linh hồn trở về từ âm phủ rất yếu ớt, không thể chống chọi với ánh sáng mặt trời, nên nếu đặt lễ cúng vào buổi sáng các cô hồn sẽ không thể đến nhận lễ cúng từ con người, không hưởng lộc được.

Phong tục và lễ cúng cô hồn từ đó hình thành trước để khẩn tránh đi sự quấy phá của các linh hồn, sau để an ủi các linh hồn giảm bớt sự tủi khổ từ địa ngục, và để cầu cúng cho vong hồn người thân đã qua đời.

Vì sao dân gian gọi tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn?

2. Vì sao lại gọi tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn

Tháng 7 âm lịch hàng năm còn được gọi là tháng cô hồn hoặc “mở cửa mả”. Dân gian quan niệm đây là tháng của ma quỷ, đặc biệt là ngày rằm tháng bảy là ngày “xá tội vong nhân” – ngày Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan để ma quỷ được tự do trở về dương thế, đó cũng chính là ngày “âm khí xung thiên”.

Nguồn gốc của tháng cô hồn theo dân gian là gắn liền với văn hóa Đạo giáo của Trung Quốc.

Câu chuyện vẫn được lưu truyền đến ngày nay là vào ngày 2/7 âm lịch, Diêm Vương cho mở cửa Quỷ môn quan để quỷ đói được trở lại trần gian rồi đến rằm lại quay về. Chính vì thế mà theo tục lệ dân gian, người trần gian phải cúng cháo, gạo, muối cho quỷ đói để chúng không quấy nhiễu cuộc sống thường ngày.

Có những nơi, người ta gọi quỷ đói là “anh em tốt”, “thần cửa sau” để lấy lòng những linh hồn quỷ đói này. Hàng năm, người dân Trung Quốc tiến hành cúng cô hồn vào ngày 14/7 âm lịch.

Dù vậy, nhiều chuyên gia khẳng định, nguồn gốc của tháng cô hồn không hẳn là bắt nguồn từ Trung Quốc. Các nền văn hóa ở khác như Ấn Độ, Campuchia hay Nhật Bản đều có chung niềm tin về tháng 7 âm lịch, và những truyền thống này có thể xuất hiện trước cả đạo Phật. Một truyền thuyết dân gian kể rằng, vua Yama (người cai trị địa ngục) mở cổng địa ngục và cho phép một số hồn ma đến hưởng lễ cúng tế ở trần thế.

Tờ YahooLife giải nghĩa, tháng cô hồn là sự kết hợp văn hóa từ Đạo giáo và Phật giáo. Ở các nơi với tín ngưỡng khác nhau, người dân cũng có những tập tục, cách thờ cúng khác biệt.

Trong khi quan điểm của Đạo giáo tập trung vào việc xoa dịu các linh hồn lang thang thì với văn hóa Phật giáo, người dân nghiêng về bày tỏ lòng hiếu thảo và tưởng nhớ tổ tiên.

Vì sao dân gian gọi tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn?

Ở Việt Nam, cúng cô hồn là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống của người Việt, được truyền từ đời này sang đời khác. Người Việt cho rằng, con người bao gồm hai phần là hồn và xác. Khi con người mất đi nhưng phần hồn vẫn tồn tại, có người thì được đầu thai khiếp khác hay có người thì bị đầy xuống địa ngục, làm quỷ đói quấy nhiễu dương gian.

Hàng năm, người Việt cúng cô hồn kéo dài một tháng, tùy thuộc vào từng gia đình, từng vùng miền khác nhau. Thông thường, người Việt thường cúng cô hồn vào ngày mùng 2, 15, 16 tháng 7 âm lịch, một số nơi cúng sớm hơn hoặc trễ hơn nhưng đều cúng vào buổi chiều tối.

Dân gian cho rằng tháng 7 âm lịch, âm khí dưới đất bốc mạnh lên cao và tự suy luận rằng đó là vong hồn người đã khuất. Do vậy mà dân gian quan niệm tháng 7 âm lịch là ngày mở cửa địa ngục, các linh hồn sẽ từ đó thoát ra ngoài.

Người dân cũng quan niệm rằng, tháng cô hồn là tháng ma quỷ, không đem lại may mắn nên hầu hết các công việc cưới hỏi, khởi công xây dựng, mua sắm, đi xa,… đều tránh tháng 7 âm lịch.

3. Ý nghĩa tháng cô hồn

Ở VIệt Nam, cúng cô hồn được coi là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống. Từ xa xưa, người Việt đã quan niệm con người có hai phần là phần hồn và phần xác. Tùy theo những hành động lúc còn sống mà khi mất đi, phần hồn được đầu thai thành kiếp khác hay xuống địa ngục, thậm chí lang thang quấy rối người thường. Tục cúng cô hồn xuất hiện từ quan niệm này.

Dân gian cho rằng trong tháng 7 âm lịch, dương gian xuất hiện rất nhiều quỷ đói, những vong hồn bị bỏ rơi lang thang khắp nơi. Chính vì vậy, các gia đình chuẩn bị gạo, cháo, muối để bố thí và cũng là hối lộ cho những vong linh này để họ không quấy phá cuộc sống hằng ngày của mình, cũng như để các vong linh có một ngày được ăn uống no nê, đỡ tủi phận.

Vì sao dân gian gọi tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn?

Những việc làm này thể hiện tính nhân văn, nhất là với quan niệm về ngày xá tội: Con người dù gây ra tội ác thì sẽ bị trừng phạt, nhận quả báo nhưng cũng có một ngày được xá tội để đỡ khổ cực, đau đớn…

Ở Trung Quốc, việc cúng cô hồn được thực hiện vào ngày 14 tháng 7 Âm lịch. Còn ở Việt Nam, thời gian này kéo dài hơn chục ngày, không nhất thiết phải là ngày rằm. Ngày cúng cô hồn có thể tùy thuộc vào từng gia đình, từng vùng miền khác nhau.

Tháng cô hồn cũng trùng với thời gian tiến hành lễ Vu lan báo hiếu trong Phật giáo, do đó ngoài việc cúng  người đã khuất thì người Việt Nam còn có văn hoá dâng trà cho người còn sống như bố mẹ, ông bà để tỏ lòng kính trọng, ghi nhớ công ơn sinh thành.

Vào thời điểm này trong năm, tại các trung tâm Phật giáo lớn trên cả nước thường tổ chức những buổi cầu siêu, cúng cho người đã khuất và làm lễ dâng trà cho cha mẹ. Những buổi lễ này ngày càng thu hút được nhiều Phật tử, trong đó giới trẻ tham gia rất đông.

» Những điều nên và không nên làm trong tháng 7 âm lịch

Các tin khác